Nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn hầu như vẫn chưa đến hồi kết thúc. Có ý kiến cho rằng ngày ký và ngày lập hóa đơn khác nhau thì hóa đơn đó vẫn hợp lệ! Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng hóa đơn có ngày lập không được khác với ngày ký hóa đơn. Vậy thì đâu mới là ý kiến mà bạn nên nghe theo để áp dụng.
Để phân tích vấn đề này, người viết bài dựa trên các điều khoản quy định tại nghị định 123 đề cập đến tiêu thức ngày trên hóa đơn. Cụ thể như sau:
Tại Khoản 9, Điều 10 Nghị định 123 có nêu:
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn
Theo quy định trên, có thể hiểu rằng hóa đơn với ngày hóa đơn khác với ngày ký số hóa đơn vẫn hợp lệ.
Mặt khác, theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện tại khi xuất hóa đơn theo Nghị định 123, doanh nghiệp vẫn có thể ghi Ngày hóa đơn là ngày trong quá khứ (lùi ngày) và thực hiện gửi lên cơ quan thuế để cấp mã bình thường (với hóa đơn có mã cơ quan thuế). Điều này có thể cho thấy hệ thống được thiết kế để phù hợp với quy định nêu trên.
Mặc khác, cần lưu ý về Mức phạt nếu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế chậm. Cụ thể như sau:
Tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
Với quy định này, nếu căn cứ vào Ngày hóa đơn để tính chuyển dữ liệu chậm thì đối với các hóa đơn xuất lùi ngày sẽ bị tính chậm từ 1 đến nhiều ngày (tùy thuộc vào số ngày xuất lùi). Nếu căn cứ vào Ngày ký số để tính chuyển chậm thì rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều.
Về mặt logic, đối chiếu với nội dung được nêu tại Tại Khoản 9, Điều 10 Nghị định 123 ở trên:
Chúng ta thấy rằng: Hóa đơn với Ngày hóa đơn khác với Ngày ký số hóa đơn vẫn hợp lệ; bên cạnh đó nếu xem xét căn cứ để tính thời điểm chuyển dữ liệu chậm theo quy định Tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP dựa vào Ngày ký số hóa đơn thì còn cần phải được xem xét dựa trên trường hợp doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn điện tử nào? Cụ thể là hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của cơ quan thuế!
Điều này có thể thấy rằng, với trường hợp sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì hầu như không có rủi ro hoặc rủi ro rất thấp về việc chuyển dữ liệu chậm: Bởi với hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì khi muốn chuyển dữ liệu đến hệ thống của cơ quan thuế để được cấp mã hóa đơn thì doanh nghiệp phải ký số thành công, dữ liệu hợp lệ thì hệ thống cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế mới cấp mã cho tờ hóa đơn. (Nói cách khác, với hóa đơn điện tử có mã đã thực hiện gửi đến cơ quan thuế để cấp mã ngay sau khi xuất và ký số hóa đơn).
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế sẽ có rủi ro chuyển dữ liệu chậm đến cơ quan thuế cao hơn.
Chúc các bạn thành công và tận hưởng những dịch vụ tuyệt vời từ nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online và hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore.
Nội dung liên quan
Tạo bản sao hóa đơn: Một trong những tính năng rất hay của hóa đơn điện tử eHoaDon Online
eHoaDon Online giúp chúng ta giảm thiểu thời gian tạo ra và phát hành mỗi một hóa đơn mới
Tích hợp website thương mại điện tử BizStore với eHoaDon Online
Tích hợp website thương mại điện tử BizStore với eHoaDon Online giúp bạn quản lý đơn hàng và phát hành hóa đơn vô cùng tiện dụng và dễ dàng.
Gửi thông báo sai sót của hóa đơn đến cơ quan thuế
Theo quy định của thông tư 78, khi có sự sai sót đối với hóa đơn điện tử. Đơn vị bán hàng và phát hành hóa đơn cần gửi thông báo sai sót đến cơ quan thuế.
Tình huống thường gặp: Thông tin mã số thuế không khớp với serial đăng ký
Sau khi ký số phát hành hóa đơn hoặc chứng từ, thì hệ thống thuế trả về lỗi với thông báo: "Thông tin mã số thuế không khớp với serial đăng ký"