Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Quá trình tạo lập hóa đơn là một nghiệp vụ mà mỗi kế toán đều phải biết và thực hiện. Tuy nhiên, việc lập hóa đơn có sự sai sót là điều khó tránh khỏi. Việc xuất hóa đơn điện tử sai ngày là một việc diễn ra khá phổ biến hiện nay. Vậy khi xuất hóa đơn điện tử sai ngày thì phải xử lý thế nào? eHoaDon Online sẽ hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai ngày cho quý doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.
Cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai ngày
1. Hóa đơn có mã của cơ quan thuế lập sai ngày
1.1 Trường hợp hóa đơn điện tử lập sai ngày chưa giao cho người mua
Quy trình xử lý hóa đơn điện tử viết sai ngày nhưng chưa giao cho người mua như sau:
Bước 1: Hủy hóa đơn điện tử, thông báo cho cơ quan thuế về việc hóa đơn đã lập bị sai ngày tháng năm.
Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới, ký số điện tử và gửi lên cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới rồi gửi cho người mua.
1.2. Trường hợp hóa đơn điện tử lập sai ngày đã giao cho người mua
Bước 1: Thông báo vấn đề sai sót trên hóa đơn điện tử về ngày đến người mua.
Bước 2: Người lập hóa đơn thông báo đến cơ quan thuế. Đối với trường hợp này, không bắt buộc phải lập hóa đơn thay thế.
1.3 Cơ quan thuế phát hiện sai sót về hóa đơn điện tử lập sai ngày
Trong trường hợp cơ quan thuế phát hiện ra hóa đơn điện tử bị sai ngày. Cơ quan thuế thông báo cho người bán để kiểm tra lại thông tin sai sót.
Tiếp theo đó, người bán tiến hành thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo mẫu hủy hóa đơn điện tử có mã đã sai ngày tháng năm và lập hóa đơn điện tử thay thế mới. Đồng thời, ký số điện tử và gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới. Cuối cùng là gửi cho người mua.
2. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế lập sai ngày
2.1 Trường hợp hóa đơn điện tử lập sai ngày chưa giao cho người mua
Trong trường hợp hóa đơn điện tử xuất sai ngày chưa gửi cho người mua nhưng đã gửi cho cơ quan thuế. Người bán cần thực hiện thông báo đến cơ quan thuế nếu dữ liệu hóa đơn bị sai sót.
Cơ quan thuế cũng sẽ thông báo đến người bán như sau:
– Trong vòng 2 ngày, kể từ ngày thông báo, thực hiện hủy hóa đơn (nếu có).
– Lập hóa đơn điện tử mới gửi cho người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
2.2 Trường hợp hóa đơn điện tử lập sai ngày đã giao cho người mua
Đầu tiên, bên bán phải thông báo việc hóa đơn xuất sai ngày tới người mua. Không cần nhất thiết phải lập hóa đơn mới thay thế nếu dữ liệu hóa đơn chưa gửi đến cơ quan thuế.
Người bán sẽ bắt buộc thực hiện thông báo đến với cơ quan thuế nếu hóa đơn đã được gửi đi. Cơ quan thuế sẽ thông báo lại cho người bán thông tin gồm: hủy hóa đơn (nếu có) trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và lập hóa đơn điện tử mới gửi cho người mua, đồng thời gửi lại dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
Lưu ý: Khi hóa đơn điện tử bị sai ngày lập thì thực hiện nghiệp vụ xử lý theo hướng dẫn trên. Không thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh ngày lập của hóa đơn điện tử
Chúc các bạn thành công và tận hưởng những dịch vụ tuyệt vời từ nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online và hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore.
Nội dung liên quan
Hủy, điều chỉnh, thay thế hóa đơn theo thông tư 78, nghị định 123
Chọn lựa hủy, điều chỉnh, hay thay thế hóa đơn theo thông tư 78, nghị định 123
Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không và một số mẹo nhỏ
Trước đây, khi sử dụng hóa đơn giấy, kế toán có thể xuất hóa đơn cách số, lùi ngày một cách dễ dàng. Vậy theo nghị định 123 và thông tư 78, hóa đơn điện tử có được xuất lùi ngày không?
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền - Gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế
Người bán phải chuyển dữ liệu HĐĐT có mã của Cơ Quan Thuế (CQT) đã khởi tạo từ máy tính tiền cho CQT ngay trong ngày thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.
Ngày ký và ngày lập hóa đơn khác nhau: Tính hợp lệ và cách kê khai
Nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn hầu như vẫn chưa đến hồi kết thúc. Các ý kiến đều dẫn giải các điều khoản trong các nghị định để bảo vệ cho quan điểm của mình.