Tập đoàn công ty? Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn công ty; Điều kiện để trở thành Tập đoàn công ty.

Tập đoàn là một hệ thống liên kết của hai hay nhiều công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Tập đoàn còn có thể được hiểu là gồm một công ty mẹ có nhiều công ty con, các công ty con này hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và các công ty này không cạnh tranh nhau, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn công ty.

Tổ chức trong một tập đoàn là gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác, các công ty này có quyền và nghĩa vụ độc lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Điều kiện để trở thành Tập đoàn công ty

Đối với doanh nghiệp đã hoạt động. 

Các doanh nghiệp đã hoạt động riêng lẻ từ trước muốn trở thành tập đoàn thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:

1. Tình hình tài chính dồi dào, luôn đạt mức độ đảo bảo an toàn;

2. Kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn;

3. Hoạt động ở cả phạm vi trong nước và quốc tế;

4. Trình độ nhân lực và năng suất lao động đều cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực;

5. Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác;

6. Công nghệ và trang thiết bị đều có chất lượng cao, đảm bảo yếu tố tiên tiến và hiện đại.

Với tập đoàn thành lập mới.

Đối với các tập đoàn kinh tế dự kiến sẽ thành lập, họ phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây để được công nhận là tập đoàn thực thụ:

1. Ngành/lĩnh vực kinh doanh phải thuộc các ngành/lĩnh vực sản xuất có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia lớn mạnh;

2. Tạo được nền tảng hạ tầng kinh tế cho đất nước đồng thời tạo nên động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung;

3. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ thì mới có thể trở thành tập đoàn bởi Thủ tướng chính là người đưa ra quy định ngành/lĩnh vực nào có thể thành lập tập đoàn kinh tế.

Công ty mẹ trong 1 tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Vốn điều lệ tối thiểu là 10.000 tỷ VNĐ, đối với trường hợp công ty mẹ là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn Nhà nước phải chiếm ít nhất 75% vốn điều lệ;

2. Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm;

3. Có khả năng quản lý vốn đầu tư cũng như khả năng sử dụng các chiến lược, bí quyết kinh doanh để phối hợp hoạt động với các công ty con, công ty liên kết…

4. Nguồn lực tài chính phải vững hoặc phải luôn có phương án huy động vốn khi cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động cho các công ty con cũng như mối quan hệ hợp tác với các công ty liên kết;

5. Tập đoàn phải sở hữu ít nhất 50% số lượng công ty con hoạt động trong những ngành nghề then chốt đồng thời số vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con phải bằng ít nhất 60% tổng vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

 

Nội dung liên quan

Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Lập Báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này

Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Hướng dẫn quy trình kiểm kê hàng tồn kho chính xác, chi tiết
Hướng dẫn quy trình kiểm kê hàng tồn kho chính xác, chi tiết

Trong quản lý kho hàng của các công ty, doanh nghiệp, việc kiểm tra hàng tồn kho được xem là một phần quan trọng không thể thiếu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như định hướng phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.

Dòng tiền và lợi nhuận qua câu chuyện “mua đi bán lại con bò”
Dòng tiền và lợi nhuận qua câu chuyện “mua đi bán lại con bò”

Dòng tiền và lợi nhuận: Bài toán “mua đi bán lại con bò” nổi tiếng trên mạng trở thành đề thi kế toán ở một doanh nghiệp, đã đánh bại 50% ứng viên, lời giải thực sự là gì?

0918 501 776