Trong quá trình hoạt động sản xuất/ kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị đóng mã số thuế (MST) vì không nộp tờ khai và tiền thuế đúng hạn sau khi được cơ quan thuế gửi thông báo 03 lần nhưng không phản hồi, hoặc lý do khác. Để khôi phục mã số thuế, doanh nghiệp cần biết rõ đơn vị bị đóng mã số thuế trong trường hợp nào, sau đó làm thủ tục mở mã số thuế với cơ quan thuế.
Bài viết Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014; Thông tư 95/2016/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC, giúp doanh nghiệp hiểu đúng và đầy đủ các trường hợp đóng mã số thuế và cách khôi phục mã số thuế.
Tại sao MST của người nộp thuế đang ở trạng thái không cho phép kê khai?
Căn cứ điều 16 và điều 19 thông tư 95/2016/TT-BTC, có 2 trường hợp đóng mã số thuế (MST) là trường hợp Chủ động và trường hợp bị động:
Lý do công ty bị đóng mã số thuế?
- (Người nộp thuế) NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một nơi, văn phòng hoạt động lại ở một nơi khác. Vì vậy, khi Cơ quan thuế gửi các văn bản qua hình thức bưu điện thì không có người nhận, hoặc Cơ quan thuế đi kiểm tra địa bàn và không thấy doanh nghiệp hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh nhưng quên không thông báo với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
- NNT không biết các hồ sơ thuế, báo cáo thuế phải nộp nên không nộp hồ sơ, báo cáo cho Cơ quan thuế theo quy định.
Khi có những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có thể không hoạt động tại địa chỉ đăng ký (đã gửi thông báo nhưng doanh nghiệp vẫn không phản hồi), cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh địa điểm thực tế, lập biên bản với chính quyền địa phương và cập nhật nhật trạng thái “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Ảnh hưởng tới NNT khi mã số thuế bị đóng
+ Không được xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ (bởi theo theo quy định tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn của tổ chức, cá nhân đã đóng MST là hóa đơn bất hợp pháp).
+ Không nộp được các hồ sơ thuế , báo cáo thuế
+ Không nộp được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
+ Không nộp được thuế qua mạng
+ Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (Theo điều 211 luật Doanh nghiệp 2014)
Như vậy, trường hợp NNT bị đóng mã số thuế thì ngoài việc NNT không nộp được báo cáo thuế, nộp tiền thuế qua mạng, bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì NNT không thể xuất được hóa đơn khi giao dịch kinh tế.
Cách khôi phục mã số thuế cho Doanh nghiệp
Để xử lý trước tiên chúng ta phải tìm hiểu lý do công ty bị đóng mã số thuế. Theo điều 20 thông tư 95/2016/TT-BTC. Nếu:
1. Lỗi thuộc về cơ quan thuế → Làm công văn đề nghị khôi phục mã số thuế gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cơ quan thuế sẽ xử lý trong 3 ngày làm việc)
2. Lỗi thuộc về người nộp thuế:
→ Làm công văn đề nghị khôi phục mã số thuế gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
→ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành theo thông tư 95/2016/TT-BTC
Trong mười (10) ngày làm việc Cơ quan thuế, sẽ yêu cầu NNT thực hiện xác minh địa điểm kinh doanh cũng như tình trạng hoạt động, yêu cầu nộp các hồ sơ báo cáo thuế còn thiếu, xác định tiền thuế còn chưa nộp, chậm nộp, tiền phạt (nếu có). Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành dầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, nộp báo cáo thuế, Cơ quan thuế sẽ khôi mục mã số thuế cho NNT.
Các hoá đơn bán ra đã phát hành trong thời gian bị đóng mã số thuế sẽ không có giá trị, vì vậy Doanh nghiệp phải thu hồi toàn bộ hoá đơn đã phát hành và thay thế bằng các hoá đơn khác.
Lưu ý để tránh tình trạng bị đóng MST:
+ Kiểm tra địa điểm NNT thực tế hoạt động với địa điểm trên trang tra cứu thông tin người nộp thuế (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp) và Cổng thông quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).
+ Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ, báo cáo thuế đối với NNT định kỳ.
+ Khi NNT thay đổi địa chỉ kinh doanh, NNT phải nộp thông báo thay đổi địa điểm lên Sở kế hoạch đầu tư và thông báo đến Cơ quan thuế.
+ Định kỳ tra cứu mã số thuế doanh nghiệp NNT trên trang (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp) để cập nhật kịp thời nếu có thông tin không chính xác. Ví dụ:
+ Trường hợp NNT tạm ngừng sản xuất kinh doanh thì phải làm thông báo gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế.
+ Trường hợp địa chỉ văn phòng hoạt động khác với địa chỉ đã đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai cách sau để tránh tình trạng không nhận được các thông báo từ Cơ quan thuế:
++ Nộp mẫu 08-DKT, điền vào mục địa chỉ nhận thông báo thuế là địa chỉ tại nơi đang hoạt động;
++ Hoặc bổ sung trên giấy đăng ký kinh doanh mục văn phòng giao dịch là địa chỉ tại nơi đang hoạt động.
Nội dung liên quan
Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78
Trước những thay đổi lớn của chính sách mới, các doanh nghiệp hẳn sẽ không tránh khỏi việc sai sót, vướng mắc khi xuất hóa đơn gửi cho người bán.
Người mua không có mã số thuế - Xử lý thế nào khi viết hóa đơn?
Người mua không có mã số thuế - Xử lý thế nào khi viết hóa đơn? Hãy đọc ngay bài viết này bạn nhé!
Lỗi "Chứng thư số chưa được đăng ký với cơ quan thuế"
Khi ký tờ khai trên trang thuedientu.gdt.gov.vn thì gặp báo lỗi: "Chứng thư số chưa được đăng ký với cơ quan thuế"
Xử lý hóa đơn thế nào khi thay đổi địa chỉ, tên công ty
Khi chuyển địa điểm kinh doanh hoặc thay đổi tên công ty, mã số thuế thì những hóa đơn GTGT đã in trước đó có được sử dụng hay không? eHoaDon Online xin hướng dẫn cách xử lý những hóa đơn khi thay đổi tên công ty, mã số thuế, chuyên địa điểm…