Người mua không có mã số thuế - Xử lý thế nào khi viết hóa đơn? Hãy đọc ngay bài viết này bạn nhé!
Gần đây những câu hỏi liên quan đến vấn đề mã số thuế người mua trên hóa đơn liên tục được được đặt ra. Và theo quan sát của eHoaDon Online thì được chung qui lại thành 2 trường hợp sau đây: Trường hợp Khách hàng là cá nhân không có Mã Số Thuế và trường hợp đơn vị mua hàng là công ty hoặc tổ chức nước ngoài nên Mã Số Thuế đôi khi dưới 10 ký tự.
Theo đó, eHoaDon Online chia sẻ qui định về vấn đề này và gửi đến quý bạn đọc cách xử lý và đồng thời minh họa trên phần mềm giải pháp hóa đơn điện tử của eHoaDon Online với từng trường hợp tương ứng.
Tại khoản 5 điều 10 Nghị định 123 quy định về tên, địa chỉ, Mã Số Thuế (MST) của người mua cụ thể như sau:
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Qui định truyền dữ liệu chuẩn theo yêu cầu của thông tư 78 thì thông tin MST chỉ thuộc trong 2 trường hợp sau:Một là để trống (không ghi gì cả); hai là nếu ghi thì yêu cầu thông tin MST phải đủ ít nhất 10 ký tự số.
Tham khảo chi tiết thông tin dữ liệu cần theo quy chuẩn tại: Phần II. ĐỊNH DẠNG THÀNH PHẦN CHỨA DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ. Mục II. Các thành phần dữ liệu áp dụng cho nghiệp vụ lập và gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Điểm 1) Định dạng chung của hóa đơn điện tử được đề cập tại trang 51-52 trong bộ tài liệu.
Trường hợp 1:
Khách hàng là cá nhân không có MST: Khi xuất hóa đơn cho khách hàng này thì MST cho họ là gì?
-> Chúng ta có thể bỏ trống trường thông tin MST này
Trường hợp 2:
Khi xuất hóa đơn cho đơn vị mua hàng là cty nước ngoài: MST của doanh nghiệp nước này không có 10 ký tự mà đôi khi chỉ có 5 hoặc 6 ký tự.
-> Xử lý bằng cách:
- Bỏ trống phần thông tin MST
- Điền thông tin MST người mua vào phần thông tin khác. Ví dụ sử dụng trường thông tin Người Mua Hàng để ghi cả tên thông tin Công ty và/hoặc ghi thông tin Mã Số Thuế vào đây.
Chúc các bạn thành công và tận hưởng những dịch vụ tuyệt vời từ nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online và hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore.
Nội dung liên quan
Tên hộ kinh doanh và Tên người nộp thuế
Tên hộ kinh doanh và Tên người nộp thuế trên tờ khai và trên form hóa đơn. Hiểu và áp dụng sao cho đúng
6 lưu ý về hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Bên cạnh những quy định chung về hóa đơn điện tử cần nắm rõ khi bán hàng, cung ứng dịch vụ thì hộ, cá nhân kinh doanh cần phải biết một số lưu ý về hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh dưới đây.
Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123, Thông tư 78
Trước những thay đổi lớn của chính sách mới, các doanh nghiệp hẳn sẽ không tránh khỏi việc sai sót, vướng mắc khi xuất hóa đơn gửi cho người bán.
Mẹo lưu danh bạ để chăm sóc khách hàng hiệu quả
eHoaDon Online chia sẻ mẹo lưu danh bạ để chăm sóc khách hàng hiệu quả