Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng “lỡ” xuất hóa đơn 10%, phải làm gì? Đây là vấn đề đang được nhiều người, đặc biệt là dân tài chính - kế toán quan tâm trong thời gian gần đây.

Giải đáp câu hỏi này của độc giả, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc Công ty Luật TGS cho biết, Nghị định 15, Chính phủ không quy định giảm thuế VAT đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các mặt hàng, dịch vụ mà đưa ra một danh mục loại trừ một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện được giảm.

Hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% sẽ được giảm xuống còn 8%, áp dụng đến hết năm 2022

Do đó, luật sư cho rằng, người làm nghề kế toán trước hết cần phải rà soát, đối chiếu, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình có nằm trong danh mục đó hay không?

Tuy nhiên cũng không tránh khỏi tình trạng nhiều kế toán xuất nhầm hoá đơn áp thuế 10% thay vì chỉ 8%.

Luật sư cho biết, nếu khi đã xuất nhầm và đã kê khai theo mức thuế suất 10% thì cần thực hiện khắc phục theo các bước sau:

Trước hết, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót; tiếp theo người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua; Cuối cùng, căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Như vậy, khi lỡ xuất hóa đơn theo thuế suất VAT 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%, kế toán cần thực hiện 03 việc trên. Trong đó quan trọng nhất cần có sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua.

Cũng theo luật sư, trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Trước đó, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 15/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội, có hiệu lực từ 1/2/2022.

Theo đó, từ tháng 2, hầu hết hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% sẽ được giảm xuống còn 8%, áp dụng đến hết năm 2022, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Các chuyên gia đánh giá, đây là một trong những chính sách giảm thuế dự kiến có tác động rộng rãi và rõ ràng nhất đến thị trường trong năm 2022.

 

Theo tinnhanh247.net

Nội dung liên quan

Trường hợp nào phải làm và nộp mẫu 03/DL-HĐĐT cho cơ quan thuế?
Trường hợp nào phải làm và nộp mẫu 03/DL-HĐĐT cho cơ quan thuế?

Sau khi năm tài chính 2021 khép lại, một trong các nội dung đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế đó là yêu cầu nộp mẫu Tờ khai dữ liệu hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (03/DL-HĐĐT) kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Vậy trường hợp nào thì phải kê khai tờ khai này? Kê khai như thế nào?

Gửi thông báo sai sót của hóa đơn đến cơ quan thuế
Gửi thông báo sai sót của hóa đơn đến cơ quan thuế

Theo quy định của thông tư 78, khi có sự sai sót đối với hóa đơn điện tử. Đơn vị bán hàng và phát hành hóa đơn cần gửi thông báo sai sót đến cơ quan thuế.

Làm sao để biết doanh nghiệp có được áp dụng thuế VAT 8% hay không?
Làm sao để biết doanh nghiệp có được áp dụng thuế VAT 8% hay không?

Thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/02/2022, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khi xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đã áp dụng giảm thuế theo quy định.

Phụ lục 03/DL-HĐĐT cho tờ khai GTGT
Phụ lục 03/DL-HĐĐT cho tờ khai GTGT

Theo yêu cầu của Cơ quan thuế, doanh nghiệp nộp tờ khai GTGT THÁNG 12/2021 và QUÝ 4/2021, cần đính kèm mẫu phụ lục 03/DL-HĐĐT

0918 501 776