Công văn 2455/TCT-DNNCN: Hướng dẫn về biên lai điện tử, chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử từ 01/7/2022.

Duy trì hoạt động của Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử như thế nào?

Theo Công văn 2455/TCT-DNNCN năm 2022 hướng dẫn về việc duy trì hoạt động của Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử tại Tổng cục và các Cục Thuế như sau:

- Trung tâm Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử tại Tổng cục và các Cục Thuế tiếp tục duy trì và là bộ phận thường trực tham mưu cho Ban chỉ đạo, Tổ thường trực trong công tác tổ chức chỉ đạo triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc và tại từng Cục Thuế, đảm bảo bám sát thực tiễn, kịp thời hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện hóa đơn điện tử để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.

Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử như thế nào?

Theo Công văn 2455/TCT-DNNCN năm 2022 hướng dẫn về việc sử dụng biên lai điện tử như sau:

- Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì từ 01/7/2022 các tổ chức có thể sử dụng biên lai điện tử, tuy nhiên Tổng cục Thuế đang trong quá trình xây dựng định dạng chuẩn dữ liệu biên lai điện tử và quy trình thực hiện.

- Do đó, trong thời gian chưa có hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì các tổ chức (bao gồm cả tổ chức UNTT) vẫn tiếp tục sử dụng biện lại giấy đặt in, tự in, mua của cơ quan thuế hoặc biên lai điện tử theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

Hướng dẫn xử lý vướng mắc trong triển khai, vận hành hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử từ 01/7/2022? (Hình từ internet)

Hướng dẫn sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử ra sao?

Theo Công văn 2455/TCT-DNNCN năm 2022 hướng dẫn về việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử như sau:

Tại Điều 33 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 33. Định dạng chứng từ điện tử

1. Định dạng biên lai điện tử:

Các loại biên lai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định này phải thực hiện theo định dạng sau:

a) Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);

b) Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;

c) Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này.

2. Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.

3. Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.”

Như vậy, tổ chức khấu trừ khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến CQT, tổ chức khấu trừ tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐCP.

+ Trong thời gian chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tổ chức (bao gồm cả cơ quan thuế), doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành. Từ 01/7/2022, cơ quan thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do cơ quan thuế đặt in; đối với trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế thì tiếp tục sử dụng.

Hướng dẫn quy chế cung cấp thông tin hóa đơn điện tử?

Theo Công văn 2455/TCT-DNNCN năm 2022 hướng dẫn về Quy chế cung cấp thông tin hóa đơn điện tử như sau:

- Hiện nay, Hệ thống hóa đơn điện tử đã đáp ứng nhu cầu tra cứu hóa đơn điện tử trên Cổng điện tử và qua app (tra cứu được đầy đủ nội dung hóa đơn).

+ Về việc chia sẻ cơ sở dữ liệu cho các cơ quan liên quan, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1737/TCT-QLRR ngày 23/5/2022 về việc hướng dẫn Cơ quan thuế các cấp ký kết Quy chế mẫu về trao đổi thông tin hoá đơn điện tử.

+ Tại Quy chế và công văn đã có hướng dẫn chi tiết Cơ quan thuế các cấp làm việc, trao đổi với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tại địa phương như cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an hay các cơ quan có hoạt động tố tụng, điều tra để ký kết Quy chế này.

+ Nội dung trao đổi thông tin sẽ được Cơ quan thuế các cấp ký kết trên cơ sở yêu cầu quản lý nhà nước và thực hiện thủ tục hành chính cụ thể của từng cơ quan, tổ chức bên ngoài. Đồng thời, để kịp thời đáp ứng yêu cầu về trao đổi thông tin, Tổng cục Thuế (Ban QLRR và Cục CNTT) đang khẩn trương hoàn thành tài liệu yêu cầu nghiệp vụ để xây dựng ứng dụng đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin theo Quy chế. Trường hợp Cơ quan thuế các cấp nhận được đề nghị cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước khác tại địa phương có đề nghị thì trao đổi với Tổng cục Thuế (Ban QLRR) để hướng dẫn thêm.

Chứng từ điện tử không bắt buộc đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu đến Cơ quan Thuế

Ngày 12/07/2022, Tổng cục Thuế có Công văn số 2455/TCT-DNNCN hướng dẫn về việc triển khai, vận hành hóa đơn, chứng từ điện tử. Cục Thuế thông báo đến các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập biết và thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cụ thể:

- Từ 01/07/2022, các tổ chức chi trả thu nhập sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Tổ chức khấu trừ tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử, không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến Cơ quan Thuế. 

- Trong thời gian chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ điện tử, các tổ chức (bao gồm cả cơ quan thuế) có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành (là các chứng từ tự in theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC đã thông báo phát hành trước ngày 01/07/2022). Hoặc đối với trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ do Cơ quan Thuế cấp thì tiếp tục sử dụng.

Lưu ý: Từ 01/7/2022, Cơ quan Thuế không tiếp tục cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Cơ quan Thuế đặt in.

Các tổ chức chi trả thu nhập không thực hiện thủ tục gửi hồ sơ về chứng từ khấu trừ thuế trên cổng thông tin HCMTax (bao gồm: Mẫu 02/PH-BLG thông báo phát hành và Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng) theo hướng dẫn tại mục 2, Công văn số 7563/CTTPHCM-TTHT và Công văn số 7564/CTTPHCM-TTHT về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.

Mọi trường hợp vướng mắc, người nộp thuế liên hệ Phòng Tuyên truyền hỗ trợ hoặc bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ của Cơ quan Thuế quản lý để được giải đáp.

Đính kèm

Tải về máy2455.pdf

Tải về máy7563_Chứng từ khấu trừ NĐ 123

Nội dung liên quan

Tính năng vượt trội của Hóa đơn điện tử eHoaDon Online
Tính năng vượt trội của Hóa đơn điện tử eHoaDon Online

Hóa đơn điện tử eHoaDon Online là giải pháp chuyên nghiệp cho việc tạo lập, xuất và quản lý hóa đơn. Từ những tính năng cơ bản đến nâng cao, hóa đơn điện tử eHoaDon Online đáp ứng mọi tiêu chuẩn về hóa đơn điện tử, và các các quy định thông tư về hóa đơn điện tử của nhà nước.

Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing
Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing

eHoaDon Online là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp eHoaDon Online Remote Signing. Giải pháp giúp ký số từ xa các hóa đơn điện tử mà không cần phải dùng USB token vật lý đã và đang được hàng vạn doanh chủ sử dụng.

Hóa đơn điện tử: Vì sao cần phải tạo Tài Khoản Đăng Nhập cho khách hàng ?
Hóa đơn điện tử: Vì sao cần phải tạo Tài Khoản Đăng Nhập cho khách hàng ?

Khi tạo Danh bạ khách hàng, vì sao cần phải tạo Tài Khoản Đăng Nhập cho khách hàng?

Hóa đơn điện tử: Mã khách hàng dùng để làm gì?
Hóa đơn điện tử: Mã khách hàng dùng để làm gì?

Hóa đơn điện tử: Mã khách hàng dùng để làm gì? Vì sao cần tạo mã khách hàng?

0918 501 776