Hỏi:  Lúc nào nên xóa và lúc nào nên điều chỉnh hóa đơn bị sai sót?

Đáp: Trong thực tế thì những sai sót thường là điều khó tránh khỏi, và trong việc phát hành hóa đơn trong các giao dịch mua bán cũng là điều không phải ngoại lệ. Khi tạo lập hóa đơn và có xảy ra sai sót thì việc cần làm là hai bên bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cần phối hợp với bên mua để xử lý.

Với hệ thống hóa đơn điện tử eHoaDon Online, các nghiệp vụ xử lý hóa đơn đều đã sẵn sàng cho bạn, chính vì thế quý khách hàng dễ dàng thực hiện các tác vụ xử lý hóa đơn vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.

Một vấn đề khác liên quan đến việc bạn chọn lựa tác vụ xử lý hóa đơn được đặt ra là: Khi sai sót trên hóa đơn xảy ra thì chúng ta cần thực hiện nghiệp vụ xử lý hóa đơn nào? Xóa hóa đơn, hay điều chỉnh hóa đơn?

Thực ra bản chất của vấn đề này không liên quan đến  hình thức hóa đơn là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử, mà nó liên quan đến hình hình của hóa đơn đã phát hành đang ở đâu?

Để giúp bạn hiểu rõ và chọn đúng tác vụ, bạn hãy đọc những dòng chia sẻ sau đây từ eHoaDon Online:

Để dễ dàng nắm bắt, vấn đề được chia ra thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn được phát hành bị sai sót và hóa đơn này CHƯA ĐƯA VÀO BÁO CÁO thuế.

Trường hợp này là khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót thì hóa đơn chưa được đưa vào trong báo cáo thuế. Như vậy thì các thông tin ghi nhận trên hóa đơn chưa thực sự tác động đến sự sai lệch trong báo cáo gửi cơ quan thuế. Trong tình huống này, chúng ta nên chọn nghiệp vụ hủy hóa đơn bị sai sót và phát hành hóa đơn mới có thông tin đúng.

Trong eHoaDon Online cho phép bạn thực hiện 2 tác vụ XÓA Hóa Đơn Điện TửPHÁT HÀNH HÓA ĐƠN mới  một cách riêng lẻ hoặc chỉ bằng một tác vụ gộp mang tên THAY THẾ Hóa Đơn Điện Tử một cách dễ dàng.

Trường hợp 2: Hóa đơn được phát hành bị sai sót và bên người mua hàng ĐÃ ĐƯA VÀO BÁO CÁO thuế

là khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót thì hóa đơn đã được đưa vào trong báo cáo thuế. Như vậy thì các thông tin ghi nhận trên hóa đơn chắc chắn có tác động đến sự sai lệch về thông tin hoặc số liệu trong báo cáo gửi cơ quan thuế. Trong trường hợp này, chúng ta KHÔNG THỂ THỰC HIỆN HỦY hóa đơn bị sai sót đó mà thay vào đó là phải thực hiện các nghiệp vụ điều chỉnh.

Điều chỉnh hóa đơn nằm trong 3 trường hợp cụ thể sau:

  • Điều chỉnh tăng số tiền phát sinh (do sai lệch số tiền và điều chỉnh này nhằm làm tăng thêm số tiền phát sinh)
  • Điều chỉnh giảm số tiền phát sinh (do sai lệch số tiền và điều chỉnh này nhằm làm giảm bớt số tiền phát sinh)
  • Điều chỉnh thông tin (do sai lệch Thông Tin đơn vị như Tên Công Ty, Địa Chỉ, MST,….và điều chỉnh này nhằm làm đúng lại thông tin đơn vị)

Để tiện cho việc thực hiện, eHoaDon Online liệt kê các đường link liên quan đến các nghiệp vụ hóa đơn điện tử được đề cập ở trên:

Nghiệp vụ XÓA hóa đơn điện tử

Nghiệp vụ ĐIỀU CHỈNH hóa đơn điện tử

0918 501 776