Lập Báo cáo tài chính là công việc quen thuộc với mỗi kế toán, nhưng không phải ai cũng nắm được cách lập Báo cáo tài chính một cách chính xác, hiệu quả cũng như hạn chế tối đa rủi ro sai sót….

Qua bài viết, BEE ACCOUNTING hy vọng chia sẻ với các bạn những bước cơ bản cần thiết giúp các bạn hình dung được quá trình ghi sổ sách kế toán và lên Báo cáo tài chính năm.

Hình 1: Hướng dẫn các bước lập Báo cáo tài chính: Cơ bản và chi tiết

Báo cáo tài chính là tập hợp các thông tin kinh tế được trình bày theo mẫu quy định, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp.

1. Một số quy định chung về lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (BCTC) là tập hợp các thông tin kinh tế được trình bày theo mẫu quy định, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp.

  • Bộ BCTC bao gồm các báo cáo cơ bản sau:

+ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): Phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn. Các bạn có thể thấy BCĐKT mang tính thời điểm, như một lát cát, một bức tranh tài chính tổng thể tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.

+ Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): Phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận. Không giống BCĐKT, BCKQKD mang tính thời kỳ, tổng phát sinh trong suốt kỳ báo cáo.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phán ánh luồng tiền ra/vào của các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. BCLCTT cũng mang tính thời kỳ như BCKQKD.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC): Trình bày cụ thể, chi tiết các khoản mục trên BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, một số khoản mục bắt buộc phải thuyết minh theo quy định, một số khoản mục đặc thù có thể ảnh hướng đến quyết đinh tài chính của người đọc báo cáo.

Về thời hạn nộp báo cáo tài chính, căn cứ vào Khoản 3 Điều 29 Luật kế toán 2015:   

Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước: Báo cáo tài chính năm của Doanh nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

+ Đối với Doanh nghiệp nhà nước sẽ có quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý và theo năm riêng.

2. Hướng dẫn chi tiết các bước lập Báo cáo tài chính năm

Sản phẩm đầu ra của kế toán là các Báo cáo kế toán, trong đó Báo cáo tài chính là một trong những bộ báo cáo quan trọng nhất.

Những công ty có quy mô nhỏ thường chỉ có 1 hoặc 2 kế toán sẽ cùng làm các công việc từ chi tiết đến tổng hợp và cuối năm họ cũng là người lên BCTC. Những công ty lớn hơn có thể có các kế toán viên làm các phần hành chi tiết và kế toán tổng hợp lên BCTC.

Lập BCTC là một quá trình từ chi tiết đến tổng hợp, kế toán cần sắp xếp thời gian để thực hiện. Bên cạnh các báo cáo thuế hàng tháng/quý phải nộp trong năm, các bạn nên cập nhật hạch toán lên phần mềm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Nhất là các công ty vừa và nhỏ, các bạn thường để cuối năm mới hạch toán sổ sách cả năm một lần, điều đó dễ dẫn đến thiếu sót, không xử lý kịp thời…

BCTC có thể được lập bằng excel hoặc phần mềm kế toán. Để lên được BCTC, chúng ta cần phải qua các bước lập báo cáo tài chính từ công việc kế toán chi tiết các phần hành đến kế toán tổng hợp, gồm 7 bước cơ bản lập báo cáo tài chính sau:

Hình 2: Các bước cơ bản lập Báo cáo tài chính

Bước 1: Tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán

Tại sao cần tập hợp và sắp xếp chứng từ kế toán?

Hoạt động của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày thể hiện qua các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán là các tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó như: hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản, …

Vì vậy để phản ánh được tình hình doanh nghiệp, kế toán trước hết cần thu thập tất cả các loại chứng từ kế toánsắp xếp lại một cách khoa học. Các bạn lưu ý kiểm tra đồng thời tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trong quá trình sắp xếp.

Việc sắp xếp chứng từ cần thống nhất trong cả năm tài chính: sắp xếp theo thứ tự thời gian, những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế.

Ngoài những chứng từ bắt buộc theo quy định của pháp luật, các chứng từ đi kèm chứng từ hạch toán gồm những gì phụ thuộc vào nhu cầu quản lý, sử dụng, kiểm soát cũng như quy chế tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Bước 2: Hạch toán

Sau khi thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán, nhiệm vụ của kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán. Việc ghi nhận này có thể thực hiện trên excel hoặc phần mềm kế toán.

Các bạn có thể thấy, phần mềm kế toán có sự phân tách các phần hành kế toán riêng biệt nên việc hạch toán cũng rõ ràng, dễ dàng hơn. Các bạn có thể sử dụng chức năng sao chép phiếu hạch toán đối với các bút toán tương tự nhau, các bạn cũng có thể cập nhật bút toán lên bằng các mẫu excel của phần mềm, nhất là với các bút toán có tính chất hàng loạt. Ví dụ như ở các công ty thương mại, xây dựng,… việc hạch toán các hóa đơn nhập mua vật tư hàng hóa với nhiều mã vật tư, nhiều mã hàng… kế toán có thể sử dụng cách nhập liệu trên file excel rồi “import” lên phần mềm kế toán để tiết kiệm thời gian.

Phần mềm kế toán có các chức năng tìm kiếm, sửa chữa, xóa bỏ rất nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, thuận tiện hơn cho việc kiểm soát, hạn chế sai sót nhất có thể.

Hình 3: Sử dụng phần mềm kế toán giúp mang lại nhiều sự thuận tiện và hiệu quả trong công việc của kế toán

Bước 3: Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước

Đối với phần hành Tài sản cố định và chi phí trả trước, các bạn cần hạch toán phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng với thời gian phân bổ hợp lý đúng quy định.

Hạch toán với phần mềm kế toán, các bạn cập nhật thông tin chung, giá trị và thời gian phân bổ của các Tài sản cố định và các khoản chi phí trả trước vào phần hành tương ứng. Đồng thời lập bảng Excel theo dõi song song trích khấu hao, phân bổ chi phí trả trước.

Hàng tháng, các bạn thực hiện phân bổ tự động. Các bạn nên đối chiếu, so sánh kết quả phân bổ trên phần mềm với bảng Excel, nhất là với các khoản chi phí phát sinh tại thời điểm giữa tháng, cần phân bổ chi tiết chính xác đến từng ngày.

Hình 4: Bút toán phân bổ tự động trên phần mềm kế toán BEE ACCOUNTING

Hơn nữa, một số doanh nghiệp đặc thù, để phục vụ yêu cầu quản trị chi phí, các bạn có thể sẽ cần thêm bảng phân bổ chi phí bằng Excel. Các khoản chi phí như tiền lương, BHXH, BHYT, các chi phí mua ngoài khác… được phân bổ cụ thể cho từng mã sản phẩm, hợp đồng, dự án. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng…cần phân bổ chi tiết đến từng bộ phận, phòng ban.

Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh

Cuối năm, các bạn cần rà soát để điều chỉnh hoặc hạch toán bổ sung vào phần mềm kế toán:

+ Bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

+ Các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh….

+ Các khoản chi phí của năm cần trích trước: Lương tháng 13, thưởng tết âm lịch, chi phí kiểm toán, chi phí mang tính chất thường xuyên tiền thuê nhà, điện, nước, nguyên vật liệu,…

+ Bổ sung doanh thu chưa thực hiện chuyển sang thực hiện với các chương trình tri ân khuyến mại khách hàng…

+ Các bút toán phân loại lại khoản đầu tư, tiền gửi thấu chi, phân loại lại công nợ ngắn hạn dài hạn, các khoản vay ngắn hạn dài hạn, …

+ Các bút toán điều chỉnh sai sót (nếu có)

+ ………..

Bước 5: Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách

Trong các bước lên Báo cáo tài chính, khâu kiểm tra rất quan trọng. Nếu số liệu hạch toán sai, lên BCTC không chính xác, các bạn sẽ phải rà soát lại, tìm nguyên nhân, điều chỉnh và làm lại Báo cáo tài chính. Điều đó sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức hơn. Vì vậy các bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ số liệu trước khi lên Báo cáo tài chính nhé!

Thứ nhất, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán từng Tài khoản, giữa các Tài khoản với nhau, giữa Tài khoản với chứng từ thực tế phát sinh…

+ Kiểm tra việc chuyển số dư cuối kỳ trước sang đầu kỳ này của tất cả các tài khoản có số dư (Cả Sổ cái và Số chi tiết), đối với các phần hành Công nợ, Kho hàng hóa, các bạn cần kiểm tra lại số dư của từng đối tượng Khách hàng, Nhà cung cấp; kiểm tra số lượng và giá trị từng loại hàng hóa.

+ Kiểm tra sự phù hợp của chứng từ kế toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (Sổ cái)

Chi tiết cách kiểm tra đối với từng khoản mục, mời các bạn tham khảo bài viết: Cách kiểm tra sổ sách kế toán và hướng dẫn xử lý một số sai lệch cơ bản

Thứ hai, các bạn cần nắm chắc những lưu ý trong quá trình kiểm tra soát xét các Tài khoản để lên Báo cáo tài chính.

Bước 6: Thực hiện các bút toán kết chuyển

Sau khi rà soát kiểm tra và bổ sung các bút toán còn thiếu, chúng ta sẽ thực hiện kết chuyển lãi/lỗ trong năm.

Các bạn lưu ý cần kết chuyển lãi/lỗ năm ngoái trước khi thực hiện kết chuyển lãi/lỗ năm nay. Sau khi kết chuyển, các tài khoản đầu 5,6,7,8,9 không còn số dư.

Đối với những doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, các bạn cần kết chuyển lần thứ nhất để xác định lãi, tính ra số thuế phải nộp, hạch toán bổ sung bút toán ghi nhận thuế và chi phí thuế phát sinh. Sau đó các bạn thực hiện kết chuyển lại để ra con số lợi nhuận cuối cùng.

Với phần mềm kế toán, bút toán kết chuyển có thể được cài đặt tự động, các bạn chỉ cần nhập thời gian, kết chuyển sẽ được thực hiện nhanh chóng thuận tiện.

Bước 7: Lên Báo cáo tài chính

Công việc cuối cùng trong các bước lên Báo cáo tài chính, khi mọi nghiệp vụ kinh tế đều đã được phản ánh đầy đủ, chính xác, các bạn có thể lên Báo cáo tài chính theo hướng dẫn quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC:

+ Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

+ Thông tư 200/2014/TT-BTC: áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình, mọi thành phần kinh tế không xét đến quy mô doanh nghiệp.

Đối với các bạn hạch toán trên excel, lập BCTC, các bạn cần nhặt từng chỉ tiêu trên mỗi báo cáo từ Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.

Sử dụng phần mềm kế toán, việc lên BCTC trở lên dễ dàng hơn, thay vì phải thủ công lên từng chỉ tiêu của BCTC, chỉ cần thực hiện xong bước kết chuyển lãi/lỗ cuối cùng, chúng ta có thể có xem ngay bộ BCTC trên phần mềm.

Tuy nhiên, các bạn nên kiểm tra lại các chỉ tiêu của BCTC một lần nữa, nhất là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, xem xét lại về mặt bản chất nghiệp vụ, phân loại lại các chỉ tiêu, đưa về đúng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính, để báo cáo phản ánh được chính xác hơn tình hình dòng tiền lưu chuyển của doanh nghiệp.

3. Các lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

3.1. Lập bảng cân đối kế toán khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Kế toán doanh nghiệp cần chú ý một số điểm sau khi lập bảng cân đối kế toán:

+ Tuân thủ nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính

+ Các khoản mục Tài sản và nợ phải trả được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và phân thành ngắn hạn, dài hạn theo nguyên tắc:

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn

+ Trường hợp các doanh nghiệp không phân biệt rõ giữa ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

Khi lập bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp căn cứ các tài liệu như:

+ Sổ kế toán tổng hợp;

+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết;

+ Bảng cân đối kế toán năm trước.

Xem chi tiết cách lập BCĐKT tại bài viết: Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC

3.2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần loại trừ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới.

Doanh nghiệp căn cứ các tài liệu dưới đây để lập báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

+ Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

Xem hướng dẫn cách lập tại bài viết: Hướng dẫn từng bước lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.3 Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ cần tuân thủ quy định của chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và chuẩn mực kế toán “báo cáo tài chính giữa niên độ”.

Doanh nghiệp cần lưu ý các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày và doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.

>> Xem hướng dẫn cách lập tại bài viết: Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp, gián tiếp theo thông tư 200

3.4. Lập thuyết minh báo cáo tài chính khi lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Thuyết minh báo cáo tài chính dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin khác theo yêu cầu chuẩn mực kế toán.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung:

+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.

+ Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

+ Cung cấp các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.

4. Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

4.1. Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán:



 

4.2. Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:



4.3. Hướng dẫn ghi các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp như sau:

BEE ACCOUNTING hy vọng những nội dung chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc lập Báo cáo tài chính của mình. Chúc các bạn thành công!

Phần mềm kế toán online BEE ACCOUNTING – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm Kế Toán BEE ACCOUNTING hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo: 

+ Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 

+ Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.

+ Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

+ Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.

+ …..

Nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online BEE ACCOUNTING để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất.

 

Nội dung liên quan

Định khoản kế toán là gì và các nguyên tắc định khoản
Định khoản kế toán là gì và các nguyên tắc định khoản

Định khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất mà kế toán bắt buộc phải nắm vững. Trong bài viết dưới đây xin trích lượt bài chia sẻ từ Bee Accounting về khái niệm và các nguyên tắc khi định khoản.

Tùy chọn ký số: Cấu hình để ký số từ xa với eHoaDon Online Remote Signing
Tùy chọn ký số: Cấu hình để ký số từ xa với eHoaDon Online Remote Signing

Ký số từ xa là một trong những tiện ích vô cùng giá trị được eHoaDon Online mang đến nhằm giúp quý doanh nghiêp có thể dễ dàng ký số từ bất kỳ thiết bị nào và từ bất kỳ nơi đâu.

0918 501 776