Lập hóa đơn có sai sót sau đó đã lập hóa đơn thay thế tuy nhiên sau khi lập hóa đơn thay thế thì phát hiện hóa đơn thay thế đã lập vẫn có sai sót vậy trường hợp này chúng tôi có được hủy hóa đơn thay thế đã lập và lập lại hóa đơn thay thế cho hóa đơn gốc hay không? Hay phải làm hóa đơn điều chỉnh? Hay phải xử lý như thế nào?

Xử lý hóa đơn điện tử thay thế đã lập có sai sót được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).”

Ngoài ra tại Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định như sau:

“Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp

1. Đối với hóa đơn điện tử:

...

c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”

Cụ thể cần được diễn giải rõ như sau:
 
- Lần đầu chọn thay thế cho hóa đơn sai sót mà nếu hóa đơn thay thế đó bị sai tiếp thì phải tiếp tục thực hiện lập hóa đơn thay thế tiếp, không được thực hiện điều chỉnh.
 
- Lần đầu chọn thay thế cho hóa đơn sai sót mà nếu hóa đơn thay thế đó bị sai tiếp thì phải tiếp tục thực hiện lập hóa đơn thay thế tiếp, không được thực hiện thay thế.
 
2. Đồng thời đối với nghiệp vụ điều chỉnh thì khi lập hóa đơn điều chỉnh lần hai hình thức điều chỉnh phải thực hiện đúng theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
 
Diễn giải để hiểu quy định trên cụ thể như sau:
 
- Khi xảy ra sai sót lần đầu tiên cần xử lý là điều chỉnh thông tin cho hóa đơn nhưng sau đó lại phát hiện hóa đơn điều chỉnh đó lại sai tiếp thì lần lập điều chỉnh tiếp theo phải tiếp tục là điều chỉnh thông tin tiếp lại cho đúng.
 
- Khi xảy ra sai sót lần đầu tiên cần xử lý là điều chỉnh liên quan đến số lượng, số tiền nhưng sau đó lại phát hiện hóa đơn điều chỉnh đó bị sai tiếp thì lần lập điều chỉnh tiếp theo phải tiếp tục là điều chỉnh số lượng, số tiền tiếp lại cho đúng.

Như vậy, trong trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó đã lập hóa đơn thay thế tuy nhiên hóa đơn thay thế sau khi lập vẫn có sai sót thì trường hợp này tiếp tục lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn thay thế đã lập lần đầu không thực hiện hủy hóa đơn thay thế đã lập và lập lại hóa đơn thay thế cho hóa đơn gốc.

Bài viết liên quan rất quan trọng mà bạn nên đọc: Xử lý hóa đơn điện tử sai sót như thế nào theo Nghị định 123?

Chúc các bạn thành công và tận hưởng những dịch vụ tuyệt vời từ nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online và hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore.

Nội dung liên quan

Cách xử lý sai sót hóa đơn điện tử khi hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn gốc lại bị sai sót tiếp
Cách xử lý sai sót hóa đơn điện tử khi hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn gốc lại bị sai sót tiếp

Lập hóa đơn có sai sót sau đó đã lập hóa đơn điều chỉnh tuy nhiên sau khi lập hóa đơn điều chỉnh thì lại phát hiện hóa đơn điều chỉnh đã lập đó vẫn có sai sót. Với tình huống này thì nên xử lý như thế nào cho đúng quy định

Hóa đơn điện tử- Hóa đơn bị sai sót thì lúc nào nên xóa rồi xuất mới lại và lúc nào nên điều chỉnh
Hóa đơn điện tử- Hóa đơn bị sai sót thì lúc nào nên xóa rồi xuất mới lại và lúc nào nên điều chỉnh

Một vấn đề liên quan đến việc bạn chọn lựa tác vụ xử lý hóa đơn được đặt ra là: Khi sai sót trên hóa đơn xảy ra thì chúng ta cần thực hiện nghiệp vụ xử lý hóa đơn nào? Xóa hóa đơn, hay điều chỉnh hóa đơn?

Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục
Lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Thông qua các diễn đàn, hội nhóm trên Facebook, Zalo và tổng đài hỗ trợ eHoaDon Online đã tổng hợp một số vướng mắc, khó khăn và lỗi phổ biến dưới đây để chia sẻ với bạn đọc về những lỗi thường gặp khi dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và cách khắc phục

Những tính năng rất hay của eHoaDon Online mà có thể bạn chưa biết
Những tính năng rất hay của eHoaDon Online mà có thể bạn chưa biết

Được mệnh danh là hóa đơn điện tử Dễ Dùng Nhất, Thông Minh Nhất và Nhiều Ưu Đãi Nhất, eHoaDon Online là một cái tên ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều người dùng khắp nơi tín nhiệm.

0918 501 776