Nguyên tắc áp dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền, đối tượng áp dụng, nội dung hóa đơn, và trách nhiệm của người bán hàng là những thông tin cần lưu ý khi triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. 

Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế được áp dụng đối với một số đối tượng bán hàng, cung cấp dịch vụ. Đây là hình thức rất phù hợp trên thực tế bởi lẽ chi phí đầu tư vừa phải và dễ sử dụng.

1. Nguyên tắc áp dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể:

- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

- Không bắt buộc có chữ ký số.

- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

2. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối tượng được sử dụng là doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác).

Lưu ý: Đối tượng trên được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

3. Nội dung hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán: Theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

- Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế).

- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng.

- Thời điểm lập hóa đơn.

- Mã của cơ quan thuế (bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn).

Mã của cơ quan thuế được cấp tự động, theo dải ký tự cho từng cơ sở kinh doanh khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền.

Như vậy, có thể thấy hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có nội dung khá đơn giản, việc này giúp ích rất nhiều trong quá trình sử dụng bởi lẽ ai cũng có thể nhập thông tin để xuất hóa đơn theo đúng quy định.

4. Trách nhiệm của người bán hàng

Khoản 6 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định người bán khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có trách nhiệm như sau:

- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định.

- Có trách nhiệm sử dụng dải ký tự mã của cơ quan thuế cấp khi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế để đảm bảo liên tục và duy nhất.

- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã khởi tạo từ máy tính tiền cho cơ quan thuế ngay trong ngày thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu điện tử.

Trên đây là một số quy định cần lưu ý về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy liên hệ với eHoaDon Online chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Chúc các bạn thành công và tận hưởng những dịch vụ tuyệt vời từ nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online và hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore.

Nội dung liên quan

Tem, Vé, Thẻ điện tử
Tem, Vé, Thẻ điện tử

Tem, Vé, Thẻ điện tử và các Quy định về vé điện tử theo Thông tư 78

Những tính năng rất hay của eHoaDon Online mà có thể bạn chưa biết
Những tính năng rất hay của eHoaDon Online mà có thể bạn chưa biết

Được mệnh danh là hóa đơn điện tử Dễ Dùng Nhất, Thông Minh Nhất và Nhiều Ưu Đãi Nhất, eHoaDon Online là một cái tên ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều người dùng khắp nơi tín nhiệm.

Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing
Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing

eHoaDon Online là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp eHoaDon Online Remote Signing. Giải pháp giúp ký số từ xa các hóa đơn điện tử mà không cần phải dùng USB token vật lý đã và đang được hàng vạn doanh chủ sử dụng.

Dễ dàng hơn bao giờ hết khi triển khai hóa đơn điện tử với eHoaDon Online
Dễ dàng hơn bao giờ hết khi triển khai hóa đơn điện tử với eHoaDon Online

Dễ dàng hơn bao giờ hết khi triển khai hóa đơn điện tử với eHoaDon Online. Bạn chỉ cần theo từng bước hướng dẫn để thực hiện bạn nhé!

0918 501 776