Trong mùa dịch, người bệnh có thẻ BHYT được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh thuận lợi nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký ban đầu.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Vì thế, việc đi của người dân mà đặc biệt là đi khám, chữa bệnh (KCB) của người dân gặp nhiều khó khăn.

Nhằm hỗ trợ người dân thuận tiện trong KCB bảo hiểm y tế (BHYT), cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã đưa ra một số chính sách mới để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Không phân biệt nơi khám, chữa bệnh ban đầu

Theo Công văn số 2259 của BHXH Việt Nam về khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT giai đoạn dịch bệnh COVID-19 quy định: Đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì BHXH tỉnh thông báo và hướng dẫn để người bệnh BHYT được KCB tại cơ sở KCB thuận lợi nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký KCB ban đầu.

Điều này được hiểu là người tham gia BHYT có thể đi đến tất cả các bệnh viện khác với nơi đăng ký KCB ban đầu để khám, chữa bệnh thì vẫn được xem như đi đúng tuyến và được hưởng quyền lợi KCB BHYT.

Ngoài ra, Công văn 2259 còn quy định người bệnh BHYT được làm các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và được quỹ BHYT hoặc ngân sách nhà nước chi trả theo quy định.

Được xin cấp lại thẻ BHYT ở bất cứ đâu

Ngày 16-8, BHXH Việt Nam đã ra Quyết định 811/QĐ-BHXH về việc sửa đổi, bổ sung quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT,…

Theo đó, BHXH huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT mà không thay đổi thông tin theo mẫu BHYT mới cho người tham gia BHXH ở những huyện, tỉnh khác.

Trong khi đó trước đây, tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, BHXH Việt Nam chỉ quy định BHXH huyện, tỉnh nào thì có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ BHYT đối với thẻ không thay đổi thông tin cập nhật ở huyện, tỉnh đó.

Như vậy, hiện nay người tham gia BHYT khi bị mất thẻ, thẻ bị rách, hư hỏng có thể đến làm thủ tục đổi lại thẻ (mà không thay đổi thông tin) tại bất cứ BHXH huyện hay tỉnh nào trong cả nước.

Quy định này tạo điều kiện cho người dân, nhất là người ở quê đi làm ăn xa, thuận tiện trong việc đổi lại thẻ BHYT khi cần thiết mà không phải về quê để đổi.

 

Theo tinnhanh24.net

Tin liên quan

Hộ kinh doanh lớn sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử
Hộ kinh doanh lớn sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh lớn phải sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) là nhằm đồng bộ với các quy định của Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời khuyến khích hộ lên doanh nghiệp.

Mời gọi hợp tác phát triển hệ thống đại lý triển khai giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online
Mời gọi hợp tác phát triển hệ thống đại lý triển khai giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online

eHoaDon Online cùng với đội ngũ Đại lý và Cộng tác viên đã thực hiện và làm tốt vai trò cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đến hàng chục nghìn khách hàng trên khắp mọi miền.

Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào?
Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào?

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế. Vậy người lao động đã nghỉ việc thì tự đóng bảo hiểm y tế như thế nào?

Cách đóng BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình tại Cổng dịch vụ công Quốc gia
Cách đóng BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình tại Cổng dịch vụ công Quốc gia

BHXH Việt Nam vừa có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nộp tiền gia hạn thẻ BHYT, tiếp tục đóng BHXH tự nguyện bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

0918 501 776